Go down
What?
What?
Member
Tổng số bài gửi : 34
Điểm kinh nghiệm : 0
Điểm thưởng : 0
Đến từ : Việt Nam
Ngày tham gia : 04/12/2007

Sai lầm của một số vĩ nhân Empty Sai lầm của một số vĩ nhân

09/12/07, 04:55 pm
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự
nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương
thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng
biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...


Newton ngừng nghiên cứu khoa học

Mặc
dù Newton có thành tựu lớn lao trong nghiên cứu khoa học nhưng ông luôn
gặp khó khăn về kinh tế. Năm 1692, bị cuộc sống vật chất giàu có hấp
dẫn, Newton quyết định từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học gian khổ để
tìm kiếm công việc có thể cho thu nhập cao. Tin truyền đi, rất nhiều
người giới thiệu việc làm cho ông. Đầu tiên là chức hiệu trưởng một
trường công lập ở London, nhưng ông từ chối vì đồng lương chưa thoả
đáng. Tiếp đó là chức giám đốc nhà máy đúc tiền hoàng gia nước Anh với
đãi ngộ rất khả quan. Newton đồng ý và chuyển đến sống ở London. Từ đó
ông say sưa dùng bộ óc vĩ đại của mình vào công việc đúc tiền. Nỗ lực
của ông được hoàng gia đánh giá cao, còn bổ nhiệm ông làm Cục trưởng
Cục đúc tiền. Cương vị này đem lại cho Newton mức thu nhập hằng năm lên
tới 2.000 bảng Anh, rất cao lúc bấy giờ. Nói như vậy bởi hồi đó kinh
phí xây dựng Đài thiên văn London chỉ hết 500 bảng. Công việc mới khiến
ông luôn bận rộn. Kết quả là ông không có thời gian tiếp tục nghiên cứu
giảng dạy ở Đại học Cambridge. Đến năm 1701, ông đành từ bỏ chức giáo
sư đại học. Sự kiện này gây ra những thay đổi to lớn trong nửa sau cuộc
đời ông: Từ nghèo túng trở nên giàu có, từ một học giả sống yên tĩnh
trong trường đại học trở thành nhân vật tương đối có ảnh hưởng trong
chốn quan trường London, có quan hệ ngày càng thân thiết với Hoàng gia.


Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton
đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật
anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của
ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!

Sự phủ định của Einstein


Trong
nhiều thành tựu khoa học lớn của Einstein, quan trọng nhất là thuyết
tương đối và phát triển thuyết lượng tử do Max Planck nêu ra. Tuy
nhiên, điều khiến người đời đáng tiếc nhất là mặc dù trong buổi đầu của
ngành lượng tử học, Einstein là nhà khoa học lớn đầu tiên đứng ra ủng
hộ và phát triển, nhưng về sau ông đã thay đổi thái độ đối với lượng tử
học. Kết quả là trong khi rất nhiều nhà khoa học dưới sự hướng dẫn của
ông đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này và thu được hàng loạt thành tựu
mới, thì Einstein, trái lại, từ năm 1925 bắt đầu đi ngược con đường của
mình, trở thành người phản đối ngoan cố lượng tử lực học.

Năm
1927, nhà vật lý học người Đức Werner Heisenberg trên cơ sở thành tựu
của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực lượng tử học đã tìm ra "Nguyên lý
bất định", phản ánh sự thực về tính hai mặt của hạt sóng lượng tử.
Nguyên lý này cho thấy: đối với hạt vi mô, muốn xác định đúng vị trí
thì không thể xác định đúng vận tốc của nó. Ngược lại, muốn xác định
đúng vận tốc của nó thì không thể xác định đúng vị trí. Đây là căn cứ
lý luận quan trọng để người sau nhận thức hạt vi mô. Nhưng Einstein đã
phủ định nguyên lý này, nói lượng tử học không có căn cứ lý luận, chỉ
là giả thuyết ngẫu nhiên không hoàn chỉnh. Ông không chỉ phê phán lý
luận lượng tử mà thực tế còn ngừng nghiên cứu lĩnh vực này, tập trung
hoàn toàn vào thuyết tương đối. Về sau, Einstein không hề có thành quả
nghiên cứu lượng tử lực học. Sai lầm dẫn tới sự thụt lùi đáng tiếc.
Nhiều người lúc đó cho rằng đây là bi kịch, vì từ đó Einstein mày mò
tiến lên trong cô đơn, còn loài người mất đi một ngọn cờ, một vị thủ
lĩnh của khoa học.

Sự bảo thủ của Mendeleev.

Định
luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Mendeleev là phát hiện có tính
cách mạng trong lĩnh vực hoá học. Sau đó, Mendeleev cũng từng dự định
tiếp tục nghiên cứu làm rõ nguyên nhân sự biến hoá có tính tuần hoàn về
tính chất của các nguyên tố theo nguyên tử lượng. Nhưng ông không thoát
khỏi ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống - nguyên tố không thể
chuyển hoá, không thể phân chia. Vì thế đến cuối thế kỷ 19, khi người
ta phát hiện sự tồn tại của nguyên tố phóng xạ và điện tử, đưa ra những
chứng cứ thực nghiệm mới, chỉ ra sự biến đổi từ lượng sang chất của
nguyên tử thì Mendeleev không lợi dụng thành quả mới này tiếp tục phát
triển định luật tuần hoàn của mình, ngược lại ra sức phủ định tính phức
tạp của nguyên tử và sự tồn tại khách quan của điện tử. Việc phát hiện
ra nguyên tố phóng xạ rõ ràng chứng tỏ nguyên tố có thể chuyển hoá,
nhưng ông lại nói: "Chúng ta không nên tin tính chất phức tạp của đơn
chất mà chúng ta đã biết".

Ông còn tuyên bố: "Khái niệm nguyên
tố không thể chuyển hoá là hết sức quan trọng, là cơ sở của cả thế giới
quan". Tuy vậy, trên cơ sở những phát hiện vĩ đại về nguyên tố phóng xạ
và điện tử, các nhà khoa học đã từng bước vạch ra bản chất của định
luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Họ dựa vào những nội dung hợp lý
trong định luật tuần hoàn Mendeleev để đưa ra định luật tuần hoàn mới,
khoa học hơn so với lý luận của ông. Định luật này chỉ ra các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo hoá trị của nguyên tử, nguyên tử
số tăng thì hoá trị của nguyên tử cũng tăng, số lượng neutron cũng sẽ
tăng. Số hoá trị và số neutron kết hợp lại thể hiện gia tăng của nguyên
tử lượng. Nhưng thực tiễn chứng minh không phải có bao nhiêu nguyên tố
là có bấy nhiêu loại nguyên tử. Trong một loại nguyên tố có đồng vị tố
chứa nhiều neutron, cũng có đồng vị tố chứa ít neutron. Nguyên tử lượng
của nguyên tố là số bình quân của đồng vị tố. Hoá trị đây chính là số
lượng điện tử bên ngoài nhân nguyên tử, cũng chính là điện tích của
nhân nguyên tử, tức nguyên tử số. Từ đó giải quyết được vấn đề mà
Mendeleev còn bỏ ngỏ. Tính bảo thủ đã khiến một nhà khoa học lớn như
Mendeleev thụt lùi trên con đường nghiên cứu bí ẩn của định luật tuần
hoàn, mất đi cơ hội phát triển định luật này.

Theo http://www.khoahoc.com.vn
What?
What?
Member
Tổng số bài gửi : 34
Điểm kinh nghiệm : 0
Điểm thưởng : 0
Đến từ : Việt Nam
Ngày tham gia : 04/12/2007

Sai lầm của một số vĩ nhân Empty Re: Sai lầm của một số vĩ nhân

09/12/07, 04:57 pm
Sai lầm của Einstein
Năm 1917,một năm sau khi hoàn thành thuyết tương đối rộng, Einstein đã cố gắng tìm lời giải cho các phương trình của ông ,có thể diễn tả hình học không-thời gian toàn vũ trụ.Suy nghĩ theo các ý niệm vũ trụ học đang phổ biến lúc đó ,Einstein đặc biệt tìm lời giải nào đó có thể đồng tính ,đẳng hướng và tiếc thay lại tĩnh .Tuy nhiên không thể tìm ra một lời giải nào như vậy.Để vạch ra một mô hình vũ trụ học thỏa mãnh các tiên đề vũ trụ học đó ,Einstein đã buộc phải làm phương hại đến các phương trình của ông bằng cách đưa vào một số hạng gọi là"hằng số vũ trụ học" ,đã làm cho thuyết nguyên thủy đẹp đẽ trở nên xấu xí nhưng phải dùng để cân bằng với lực hấp dẫn ở những khoảng cách lớn
Cũng trong năm đó(1917),một lời giải được sửa đổi của Einstein đã được nhà thiên văn Hà Lan E.de Sitter tìm ra .Dù rằng lời giải này có vẻ tĩnh,và như vậy có thể công nhận được theo các theo các ý tưởng vũ trụ học lúc đó,nó có tính chất đáng chú ý là tiên đoán được một dịch chuyển đỏ tỷ lệ với khoảng cách.Việc phát hiện ra sự lùi xa của các thiên hà xa xăm chả mấy chốc laimff người ta chú ý tới các mô hình vũ trụ học đồng tính đẳng hướng nhưng không phải tĩnh.Khi đó không càn phải dùng đến"hằng số vũ trụ học"trong các phương trình trường hấp dẫn,và Einstein đã tỏ ra tiếc rằng ông đã từng đưa sự thay đổi đó vào các phương trình ban đầu của ông
tothichbannhat_90
tothichbannhat_90
Nooby
Tổng số bài gửi : 40
Điểm kinh nghiệm : 1
Điểm thưởng : 0
Đến từ : tamgiang yenphong
Ngày tham gia : 22/12/2007

Sai lầm của một số vĩ nhân Empty Re: Sai lầm của một số vĩ nhân

22/03/08, 02:29 pm
sự đau đón cửa một đúa con khi để mẹ mình phải rơi lệ
Sponsored content

Sai lầm của một số vĩ nhân Empty Re: Sai lầm của một số vĩ nhân

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết